A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018- 2019

Triển khai theo công văn số 419 /PGD&ĐT ngày 18 tháng 9 năm 2018 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019.

A. NHIỆM VỤ CHUNG

          Nội dung nhiệm vụ: Năm học thứ 5 thực hiện triệt để NQ 29 về: Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT”.

1. Tăng cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục . Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.

2.Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với lớp 1.

3.Tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lí trường học , tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu . Khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lí.

4.Tiếp cận định hướng Chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học; bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học Ngoại ngữ, Tin học  chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

5. Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Duy trì vững chắc và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia.

6.Tiếp tục nâng cao về số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Thực hiện chương trình giáo dục

1. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

Chủ động  xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS.

Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tổ chức các hoạt động sân chơi tại trường và địa phương có mục đích rõ ràng có công cụ đánh giá.

Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế. Lược bớt các nội dung chồng chéo. Không yêu cầu HS học nội dung quá khó.

Không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Lưu ý: điều chỉnh ND dạy thể hiện trong kế hoạch giảng dạy; trong sinh hoạt tổ, nhóm CM;

Không cắt xén cơ học: không thấy dài mà cắt đi mà học vào thời điểm khác hoặc phải có căn cứ trong Kế hoạch giảng dạy VD: nếu lược bớt bài 1; 2 do bài đã học hoặc nâng cao.

2. Tiếp tục đổi mới đánh giá HSTH

Việc ra đề theo TT 22/2016 HT là người tổ chức quyết định ra đề cho HS đảm bảo chuẩn KT, KN theo 4 mức độ.

- Đánh gía thực chất năng lực của HS thông qua hồ sơ & đánh giá trên lớp chỉ ra cụ thể hạn chế của HS, đánh giá mức độ cao hơn về kĩ năng;

- Tích cực ứng dụng CNTT: phần mềm CSDL mỗi GV có một tài khoản sử dụng và quản lý kết quả của lớp.

- Bàn giao chất lượng giữa các lớp phải kèm theo biên bản, không để học sinh “ngồi nhầm lớp

- Thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

3. Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh, Tin học

Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường  chủ động tham mưu, tiếp tục tổ chức dạy tiếng Anh cho học sinh các lớp 3,4,5 đảm bảo không có tình trạng học sinh không được học ngoại ngữ .

Tiếp tục liên kết với Victoria làm quen với lớp 1;2 và bổ trợ tiếng Anh đối

 với khối 3,4,5. Thời lượng 2 tiết/tuần.

Tiếp tục nâng cao việc tự bồi dưỡng 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đối với GV dạy môn tiếng Anh. Đc Nguyệt và đc Phương chịu trách nhiệm về chất lượng môn tiếng Anh đối với nhiệm vụ phân công giảng dạy các khối lớp.

4. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu, khả năng của học sinh khuyết tật, các lớp chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật của lớp mình phụ trách.

5. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động GD NGLL.

Chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương,…

- Gắn với điều kiện ở nhà trường có thể tổ chức các hoạt động tiện lợi và gần

 nhất như: tổ chức buổi mít tinh nói chuyện giáo dục truyền thống nhân ngày 22/12; ngày TBLS tại nghĩa trang hoặc tìm hiểu di tích lịch sử tại địa phương tỉnh HY;

6. Chỉ đạo dạy và học 2 buổi/ ngày

Lưu ý: Học sinh được tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp. Không giao bài tập về nhà cho những học sinh đã được học đủ 2 buổi/ngày.

Cần hướng dẫn HS việc tự học là nhu cầu của HS; hướng dẫn HS phần nào cần học cần bổ sung theo năng lực từng em;

          7. Giáo dục An toàn giao thông

Thời lượng 1bài/tiết/tuần vào tiết sinh hoạt hàng tuần. Thời gian giảng dạy bắt đầu từ ngày 24/9/2018.Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới.

- Tổ chức  hội thảo, tọa đàm về đổi mới phương pháp giáo dục ATGT trong trường học hoặc xây dựng chuyên đề về đổi mới giáo dục ATGT trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn;

- Tổ chức giao lưu tìm hiểu kiến thức về ATGT dưới hình thức sân chơi cho HS theo từng khối lớp hoặc toàn trường.

8. Triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”:

Triển khai dạy Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 theo hướng tích hợp mỗi tháng một bài lồng ghép trong môn Đạo đức hoặc môn học có chủ đề liên quan, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa …

Khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng các câu chuyện, nội dung trong bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” vào nội dung kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hàng tuần.

II. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

  1. Đổi mới phương pháp dạy học
  • Triển khai mô hình trường học mới: Làm tốt công tác tuyên truyền tạo niềm

 tin và thu hút sự ủng hộ của PH trong việc tổ chức các hoạt động dạy học

  • Bồi dưỡng năng lực tổ chức lớp học và dạy học
  • Tiếp tục thực hiện phương pháp:” Bàn tay nặn bột” xây dựng, hoàn thiện các

bài dạy chủ đề áp dụng PP-BTNB.

  • Dạy mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch giao quyền tự chủ cho GV mĩ

 thuật

Tiếp tục triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục như năm học 2017-2018.

Lưu ý: 4 nội dung này chính là nằm trong việc dạy theo định hướng phát

triển năng lực học sinh; Phương pháp BTNB vận dụng một số hoạt động cụ thể của môn Khoa học lớp 4;5

  1. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường

với  thực tiễn cuộc sống

Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trong các môn học/hoạt động giáo dục với giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; Giao cho đc tổng PT Đội kết hợp GVCN làm công tác giáo dục HS dưới giờ chào cờ về quyền và bổn phận TE; phòng tránh đuối nước; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS.

Tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ

 môi trường, bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và

 giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; Tăng cường công tác truyền thông về cách phòng tránh dịch bệnh theo mùa…

Bổ sung thêm sách báo, tài liệu tham khảo để xây dựng thư viện lớp học, thư viện trường học; TV trường tích cực tuyên truyền thu hút phát triển văn hóa đọc cho học sinh;

          III. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD

Tăng  cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lớp 1.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo.

Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường, cụm trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.

          IV. Đổi mới công tác quản lí giáo dục tiểu học

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, chỉ đạo điều hành  kết nối liên thông;

Kiên quyết “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, nhất là trong công tác kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, khen thưởng học sinh cuối năm, “làm đẹp” hồ sơ, học bạ học sinh,...

V. Rà soát, quy hoạch hợp lí mạng lưới trường, lớp đảm bảo thuận lợi cho học sinh đến trường

VI. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học

Tăng cường và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học

Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.

Tăng cường và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

b) Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường. Khuyến khích  cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.

Thực hiện việc cấp miễn phí sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách từ các nguồn kinh phí xã hội hóa.

c) Thiết bị dạy học

Rà soát, sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành theo Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cùng làm đồ dùng dạy học.

VI. Duy trì, củng cố kết quả PCGD và nâng cao chất lượng xây dựng trường tiểu học đạt CQG

Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch; tập trung các nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học

Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; duy trì sĩ số đảm bảo không có học sinh bỏ học. Duy trì  đạt PCGDTH mức độ 3.

VII. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, đồ dùng, thiết bị dạy học,...), về đội ngũ, trong đó chú trọng việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, giáo viên để chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Rà soát, đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên,  lựa chọn những thầy giáo, cô giáo có nhiều kinh nghiệm, tích cực, năng động, sáng tạo trong đổi mới giáo dục để bố trí dạy lớp 1 đảm bảo chất lượng, phù hợp; tập huấn chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1.

Chủ động đẩy mạnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tăng thời lượng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Nguồn: Trường Tiểu học Hùng An


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...