CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
- PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2017-2018 là năm học đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; các nhà trường tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; một trong những giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là chỉnh đốn năng lực sư phạm cho giáo viên (GV) theo chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải các trường thiếu hoạt động này mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, trước đây, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn (của trường nói riêng và ở tất cả các trường Tiểu học nói chung) chủ yếu tập trung vào giáo viên. Cụ thể, tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về bài dạy, phân công giáo viên đảm nhiệm, giáo viên đó tự soạn bài và lên lớp, các giáo viên khác cùng ngồi dự. Theo hình thức này, sự quan tâm tới học sinh của người dạy bị hạn chế bởi các giáo viên cùng dự chủ yếu tập trung vào việc quan sát, đánh giá cách dạy của giáo viên. Không những thế, có nhiều khi thái quá giữa đánh giá nhận xét về ưu điểm cũng như khuyết điểm, cũng có không ít trường hợp ngại ngần khi phê phán, góp ý về cách dạy. Do đó hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trước đây sa vào hình thức hành chính là chủ yếu. Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng, chuyên đề thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.
- Dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào bài dạy).
- GV giảng dạy chuyên đề, thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có, phản ánh trung thành kiến thức trong SGK chứ rất ít quan tâm đến tầm đón nhận của học sinh.
- Giờ dạy minh họa thường mang tính chất phô diễn vì GV sợ bị đánh giá thiếu năng lực; giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”; ít quan tâm tới tới mọi đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh tiếp thu chậm) vì sợ các em làm ảnh hưởng đến tiến độ tiết dạy của GV (cháy giáo án)
- Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ chăm chăm vào GV nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ quên người học. Chính vì thế kết quả học tập của HS ít được cải thiện, nhất là các đối tượng học sinh tiếp thu chậm luôn bị “bỏ rơi”. HS tieepsthu nhanh xa cách HS tiếp thu chậm, còn HS tiếp thu chậm lại tự ti sợ học, chán nản, …
Khi đón nhận chủ trương đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của Bộ GD-ĐT, trường Tiểu học Hùng An – Kim Động – Hưng Yên thường xuyên đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, coi đây là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
B. ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
- Là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó GV tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lien quan đến người học (học sinh)
- Là hoạt động chuyên môn GV tập trung giải quyết các câu hỏi: “Học sinh học bài này gặp khó khăn gì ? Kết quả HS đạt được qua bài học có cải thiện không ? Học sinh có tích cực, tự giác học tập (cá nhân, tương tác nhóm) xây dựng bài học không ? Nội dung bài học có phù hợp không? Cách sắp xếp, tổ chức dạy học đãphù hợp với sự phát triển năng lực của học sinh chưa? Cần đề xuất điều chỉnh như thế nào?”
I. Quan niệm và mục đích đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
1. Quan niệm
* Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)?
- Là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- - Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS tham gia xây dựng
nội dung bài học; HS thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.
2. Mục đích
– Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn.
– GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, khả năng sáng tạo.
– Học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan tâm đến năng lực của từng học sinh.
- Nâng cao chất lượng dạy - học và văn hóa ứng xử trong nhà trường.
II. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạt CM theo nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt CM truyền thống | Sinh hoạt CM theo NCBH |
1. Mục đích | 1. Mục đích |
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ | 2. Thiết kế bài dạy minh hoạ |
3. GV dạy minh hoạ | 3.GV dạy minh hoạ |
4.Thảo luận giờ dạy minh họa - Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện. - Có xếp loại tiết dạy. | 4. Thảo luận giờ dạy minh họa |
III. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
* Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
a) Xác định mục tiêu, chọn bài học nghiên cứu: - Xác định mục tiêu: Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, bài học, đặc biệt cần lưu ý xây dựng mục tiêu về thái độ của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu.
- Chọn bài học nghiên cứu: Mỗi giáo viên trong nhóm chuyên môn được chọn những bài phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mục tiêu đã đề ra sau đó thống nhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu.
- GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
– Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có)
b) Xây dựng giáo án (Thiết kế bài dạy minh họa)
- Bài dạy minh họa không phải do một giáo viên thiết kế mà do một nhóm giáo viên cùng tổ (nhóm) chuyên môn thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ứu nhất.
-Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trình bước dạy theo SGK hoặc SGVmà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kế cho phù hợp.
*Bước 2. Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ
– Sau khi hoàn thành xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp đã chuẩn bị trước.
- Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh họa, bố trí có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông, không gây khó khăn cho người dạy minh họa.
- GV dạy và dự cần quan sát việc học của tất cả học sinh: Học cá nhân, tương tác với bạn (cặp đôi, trong nhóm), thái độ tình cảm của học sinh... Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của học sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của HS khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HS với tác động của giáo viên về cách sử dụng phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học.
– Điều chỉnh thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên tổ chức cho học sinh học tập như thế nào, đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học tập của học sinh nhằm tìm cách giải quyết.
* Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu:
+ Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học: Những ý tưởng mới;những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học. Giáo viên dạy minh họa cũng chia sẻ điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa.
+ Người dự giờ suy ngẫm, chia sẻ các ý kiến về bài học sau khi dự: Thảo luận xem cách thức tổ chức dạy học như vậy đã phù hợp với đối tượng học sinh chưa, mức độ tham gia, hứng thú của học sinh như thế nào, kết quả học tập của HS ra sao. Hoặc người dự xem học sinh gặp khó khăn ở hoạt động nào, nguyên nhân HS gặp khó khăn hay chưa hứng thú tham gia hoạt động học tập… để trao đổi, đưa ra các biện pháp thay đổi phù hợp.
+ Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
+ Không đánh giá tiết dạy; tổ trưởng là người tổng hợp ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được và chưa đạt được để rút kinh nghiệm.
* Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp.
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thắm